Header Ads

Bánh mì Việt Nam và hành trình chinh phục cả thế giới

Bánh mì có thể là một món ăn rất đỗi bình thường với mọi người Việt. Nhưng nó đã để lại ấn tượng sâu sắc với cây viết tự do Simon Stanley. Anh vừa có một bài viết rất đáng chú ý về bánh mì, lịch sử và ảnh hưởng của món ăn này trên trang Roads & Kingdoms.

Người Pháp không sẵn lòng trao bánh mì cho Việt Nam

“Ớt nhé!”, người phụ nữ Việt Nam lớn tuổi nói với tôi. Bà rất sốt sắng muốn giúp đỡ và dường như đã biết tôi muốn gì. Lấy một chiếc bánh đã chuẩn bị trước, bà kéo miếng giấy bọc bánh, làm lộ ra lớp vỏ vàng ruộm, ngon lành.

Tôi đang đứng ở Như Lan, một tiệm bingsu ha noi ngon bánh nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, chuyên bán bánh mì và nhiều món đặc sản địa phương khác. Tiệm bánh này vẫn hoạt động tại cùng một địa điểm ở trung tâm thành phố từ năm 1968.

Gần 50 năm sau, một phần nhờ việc phương Tây ngày càng mê tít bánh mì Việt Nam, Như Lan vẫn là một trong những điểm đến phổ biến nhất tại thành phố đối với cộng đồng người nước ngoài và cả dân bản địa, mong muốn tìm kiếm hương vị bánh mì chính hiệu.

 

 

Những chiếc bánh của tiệm Hòa Mã. Ảnh: Vinh Dao

 


Tôi chưa từng nếm thử một miếng bánh mì nào trước khi ghé thăm TP. Hồ Chí Minh cách nay 2 năm. Nhưng tôi đã phải lòng thành phố này cùng món bánh mì nên đã không thể rời đi. Khi một tạp chí bản địa hỏi tôi rằng đã thấy thành phố có gì hay nhất, sợi dây nối tôi với món ăn đường phố có mặt tại khắp mọi nơi này đã vĩnh viễn gắn kết.

Trong suốt một tuần của năm 2015, bánh mì gần như là món ăn duy nhất của tôi, trong bữa sáng, trưa và tối. Sàn căn hộ của tôi đầy các vụn bánh mì. Sổ tay quan han ngon da nang của tôi chứa vô số mảnh lá rau mùi, những ghi chú về các lần thử bánh, các vết dính của patê và sốt mayonnaise, những thứ vẫn còn nằm lại cho tới tận giờ.

Ba tháng sau, khi đã liên lạc với các sử gia ẩm thực ở Mỹ và các thư viện quốc gia ở Pháp, khi đã lê la khắp các tiệm bánh mì ở thành phố cùng những người bạn Việt, tôi đã viết ra một bản hùng ca về bánh mì dài 10.000 chữ. Và kể từ khi tác phẩm đó ra đời, niềm vui thích ăn bánh mì của tôi vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Tôi chọn một chỗ ngồi trong khu vực ăn uống khá rộng của nhà hàng Như Lan. Một nhóm du khách phương Tây ào vào sau, mỗi người cầm theo một chiếc bánh mì. Các cuốn sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet đã nhàu nhĩ của họ được vứt đầy lên bàn. Tôi biết rõ cuốn sách đó, dù nó mang tới không nhiều thông tin về lịch sử của bánh mì, ngoại trừ việc đưa ra các so sánh dễ nhận thấy với bánh baguette của Pháp.

Người Pháp quả thực đã mang đủ thứ mới lạ tới Việt Nam trong quá trình đô hộ, từ bia tới bánh mì, cà rốt tới càphê. Nhưng người Pháp không trao những thứ này cho Việt Nam một cách sẵn lòng. Câu chuyện về việc bánh mì hiện đại hình thành ra sao - thứ bánh mì quan lau thai saigon mà bạn có thể mua trong ngày hôm nay tại một khu chợ nông dân ở London (Anh) hay từ một xe bán đồ ăn ở Los Angeles (Mỹ) - có gắn kết với một giai đoạn lịch sử dữ dội dài 160 năm của Việt Nam.

Gần như cùng lúc, các vị khách cắn vào lớp vỏ giòn rụm của chiếc bánh. Mọi sự trải nghiệm về bánh mì đều bắt đầu như vậy. Lớp vỏ bánh sẽ dần nhường đường cho patê, rồi sốt mayonnaise nhà làm, thịt heo rất mềm bên cạnh các lát thịt nguội. Cà rốt và củ cải trắng muối bổ sung vị ngọt, dưa chuột tươi mang tới vị giòn và mát. Rau mùi mang đến mùi thơm không lẫn đi đâu được. Một chút xì dầu đem đến vị đậm đà sâu lắng. Mọi chiếc gai lưỡi đều bị đánh thức. Rồi còn phải kể tới vị tương ớt, giống như một cái tát nhẹ vào má. “Tỉnh dậy đi em yêu”, tương ớt nói. “Em đã ở Việt Nam rồi.”

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.